TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ XKLĐ NHẬT BẢN
Mục đích chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chương trình XKLĐ Nhật Bản hay còn gọi chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là chương trình đào tạo kỹ năng tay nghề cho NLĐ nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Nhật với tư cách là thực tập sinh (TTS). Mục đích của chương trình này là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển qua việc áp dụng các kỹ thuật của Nhật Bản.
Thời gian thực tập tại Nhật được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn I (thời gian 1 năm)
Khi nhập cảnh vào Nhật, thực tập sinh sẽ tham gia khóa đào tạo tập trung trong khoảng thời gian từ 1-2 tháng tại nghiệp đoàn tiếp nhận. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, TTS chuyển sang giai đoạn thực tập sinh kỹ năng tại doanh nghiệp tiếp nhận với tư cách là “Thực tập sinh kỹ năng số 1-B”.
Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, TTS phải thi đậu kỳ kiểm tra trình độ kỹ năng theo ngành nghề thực tập. Và NLĐ sẽ trực tiếp ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
+ Giai đoạn II (thời gian 2 năm)
Sau khi thi đỗ kỳ kiểm tra trình độ kỹ năng ngành nghề, TTS chuyển sang giai đoạn thực tập năm thứ 2 và thứ 3 và được cấp tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng số 2-B”. Kết thúc 3 năm làm việc, TTS sẽ được công nhận hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng và trở về nước.
DÀNH CHO THỰC TẬP SINH
1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản(Thực tập sinh) là gì?
Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hợp pháp phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử.
Hiện nay, “Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản” là tên gọi phổ biến nhất của chương trình này.
2. Ý nghĩa của chương trình thực tập sinh đối với thanh niên Việt Nam
3. Chương trình TTS tại Nhật Bản đem lại rất nhiều giá trị và ý nghĩa cho Việt Nam:
- Đào tạo được một thế hệ thanh niên có tay nghề giỏi trong các lĩnh vực sản xuất, gia công, chế tạo; có tác phong công nghiệp; có năng lực ngoại ngữ.
- TTS có thể tích lũy một số vốn nhất định khoảng vài trăm triệu làm hành trang lập nghiệp sau thời gian thực tập.
- Các TTS sau khi về nước có cơ hội làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam, tiếp tục phát triển những gì đã học được trong thời gian làm việc tại Nhật và xây dựng sự nghiệp bản thân.
- Nếu thế hệ này phát huy đúng cơ hội một cách triệt để sẽ trở thành những sứ giả cầu nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, tiến tới chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất vào Việt Nam.